10 thg 3, 2015

Xử trí chấn thương răng ở trẻ em

Trẻ em là lứa tuổi hiếu động, các bé thường hay gặp những tai nạn liên quan đến chấn thương răng trong sinh hoạt hằng ngày. Các chấn thương liên quan đến răng thường gặp là: chấn động răng, gãy, vỡ men răng, gãy thân răng, gãy chân răng, trật khớp răng như lún răng hay trồi răng, răng lung lay, răng di lệch, răng rơi ra ngoài…


 Trẻ em ở độ tuổi nào xảy ra chấn thương răng:
- Trẻ trai thường bị chấn thương nhiều hơn trẻ gái vì hay nghịch ngợm, hiếu động hơn.
- Chấn thương răng sữa hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ trường học, khi trẻ đi, chạy nhảy, nô đùa có thể xảy ra va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương.
Tổng hợp các tài liệu thống kê cho thấy các tai nạn thường xảy ra ở nhà hoặc khi các cháu chơi đùa, thường gặp ở bé trai hơn bé gái. Răng bị tổn thương thường là răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên (cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn), hiếm khi gặp ở các răng cửa dưới hoặc răng nanh, răng hàm…
Khi trẻ gặp tai nạn liên quan đến răng, cha mẹ trẻ cần đưa trẻ đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt để khám và điều trị.
- Ở răng sữa, nếu răng bị trật khớp thì tùy từng trường hợp sẽ có những hướng xử trí khác nhau. Với những răng bị chấn động nhẹ hoặc bán trật khớp có thể theo dõi và chụp phim kiểm tra. Với răng bị trồi thì đặt lại răng nhẹ nhàng và dùng thuốc kháng sinh chống viêm, răng nhạy cảm trong vòng 8 ngày, nhổ răng nếu có cản trở cắn và lung lay. Trường hợp răng lún toàn bộ thì theo dõi, răng có thể mọc lại sau 1-6 tháng, dùng thêm kháng sinh và chống viêm, nếu không được nên nhổ bỏ. Nếu răng bị rơi ra ngoài không cần thiết cắm lại.
- Đối với răng vĩnh viễn bị gãy thân - chân răng, gãy thân răng thì phải xem đường gãy có thuận lợi không, nếu đường gãy thuận lợi có thể điều trị bảo tồn chân răng, nếu không sẽ phải nhổ.
- Khi gặp chấn thương răng điều cần thiết nhất là đưa trẻ đến ngay các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt. Cha mẹ cũng cần trang bị một số kiến thức sơ cứu căn bản khi gặp chấn thương răng. Các loại chấn thương răng đều ít nhiều gây chảy máu tại chỗ. Vì vậy việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cầm máu cho trẻ bằng một miếng gạc sạch tẩm oxy già, ép sát vào vùng răng bị chấn thương hoặc cho trẻ tự tay cầm miếng gạc, vệ sinh vùng xung quanh chấn thương bằng nước sạch.

Thân chào bạn! để biết thêm thông tin về các bệnh răng miệng như sau rang, răng nhạy cảm, chữa sâu răng bạn có thể tham khảo thêm tại: psvietnam.com.vn

1 nhận xét:

  1. THUỐC TRỊ HÔI MIỆNG, VIÊM CHÂN RĂNG, VIÊM LỢI, VIÊM HỌNG
    Hiện nay bệnh hôi miệng khá phổ biến ở nhiều người, những người bị hôi miệng thường rất mất tự tin, ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp hàng ngày. Nhiều người chữa hôi miệng bằng cách nhai kẹo cao su, nước súc miệng, thuốc xịt, và bạc hà nhưng đó chỉ khắc phục tạm thời, để chữa hôi miệng chúng ta cần phải xác định những nguyên nhân chính gây hôi miệng để điều trị thành công. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng,
    Nguyên nhân hôi miệng
    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng… và các yếu tố khác
    Hôi miệng sinh ra khi vi khuẩn kỵ khí phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng), tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.
    Các yếu tố tạo điều kiện cho sự tồn tại của vi khuẩn kỵ khí bao gồm:
    Thức ăn thừa không được làm sạch.
    Tình trạng giữ vệ sinh răng miệng kém, vụn thức ăn bám vào các khe kẽ bị phân hủy, các mảng bám cao răng lâu ngày không được nha sĩ lấy bỏ là thủ phạm tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn tạo mùi hôi. Không đánh răng hoặc không dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ các mẫu thức ăn bám trên răng và nướu.
    Để xác định nguồn gốc bệnh hôi miệng, có thể yêu cầu người bệnh bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi hôi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi người bệnh bịt mồm, thổi ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân lại là ngoài miệng.
    Các nguyên nhân ngoài miệng: Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.
    Nhà thuốc chúng tôi xin giới thiệu quý khách hàng một loại thuốc gia truyền do gia đình nghiên cứu và bào chữa.Là loại thuốc rất độc đáo được nghiên cứu chọn lọc từ những vị thuốc quý có chất kháng sinh mạnh, thuốc có nguồn gốc thảo dược ĐẶC TRỊ HÔI MIỆNG, VIÊM CHÂN RĂNG, VIÊM LỢI, VIÊM HỌNG rất công hiệu, thuốc đã được sứ dụng và chứng minh với nhiều bệnh nhân đã qua sử dụng.
    Địa chỉ : Số 62 nguyễn chí thanh – Ba Đình – Hà Nội.
    Điện thoại: 0934584929 Mr. Trung

    Trả lờiXóa