30 thg 5, 2013

Đau nhức răng khi mọc răng khôn

Triệu chứng đau răng là bệnh lý thường gặp, nhưng không phải tất cả ai trong chúng ta cũng hiểu nguyên nhận gây ra đau răng để có biện pháp điều trị hợp lý. Hiện tượng mọc răng khôn cũng là một trong những nguyên nhân gây đau răng phổ biến hiện nay.



Hãy theo dõi các triệu chứng mọc răng khôn để có những xử lý kịp thời và hiệu quả

Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm. Sự có mặt của nó gây phiền toái cho rất nhiều người, là thủ phạm của những cơn đau có thể rất ghê gớm. Nhiều khi, bác sĩ phải ra quyết định nhổ bỏ.

Răng khôn (còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ tuổi 17 trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm; tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên bình thường hoặc hướng mọc bị nghiêng nên không trồi lên được.

Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm. Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má. Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên.

Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Mủ có thể chảy ra mặt ngoài xương hàm dưới, xuống vùng thành bên họng rồi xuống cổ.

Khi có sưng đau và hạn chế há miệng ở vùng răng khôn, bệnh nhân cần được dùng kháng sinh và các thuốc giảm đau chống viêm. Nên uống kháng sinh phổ rộng và dùng nước súc miệng thường xuyên vì trong túi lợi răng khôn thường có vi khuẩn kỵ khí.

Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn. Bệnh nhân được tiêm thuốc tê để mất cảm giác hoàn toàn ở quanh vùng răng khôn; một số trường hợp có thể gây mê nếu răng khôn kẹt hoàn toàn trong xương hàm (bệnh nhân không được ăn trong vòng 6 giờ trước khi gây mê).

Để điều trị, các nha sĩ sẽ rạch lợi, lấy ra chiếc răng khôn nguyên vẹn hoặc phải cắt nó làm nhiều phần nếu bị kẹt vào răng số 7. Sau đó, cần làm nhẵn rìa xương ổ răng khôn, rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi. Bệnh nhân sẽ quay lại sau 5 ngày để cắt chỉ

Theo BS Chuyên khoa của AloBacsi

1 nhận xét:

  1. THUỐC TRỊ HÔI MIỆNG, VIÊM CHÂN RĂNG, VIÊM LỢI, VIÊM HỌNG
    Hiện nay bệnh hôi miệng khá phổ biến ở nhiều người, những người bị hôi miệng thường rất mất tự tin, ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp hàng ngày. Nhiều người chữa hôi miệng bằng cách nhai kẹo cao su, nước súc miệng, thuốc xịt, và bạc hà nhưng đó chỉ khắc phục tạm thời, để chữa hôi miệng chúng ta cần phải xác định những nguyên nhân chính gây hôi miệng để điều trị thành công. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng,
    Nguyên nhân hôi miệng
    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng… và các yếu tố khác
    Hôi miệng sinh ra khi vi khuẩn kỵ khí phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng), tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.
    Các yếu tố tạo điều kiện cho sự tồn tại của vi khuẩn kỵ khí bao gồm:
    Thức ăn thừa không được làm sạch.
    Tình trạng giữ vệ sinh răng miệng kém, vụn thức ăn bám vào các khe kẽ bị phân hủy, các mảng bám cao răng lâu ngày không được nha sĩ lấy bỏ là thủ phạm tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn tạo mùi hôi. Không đánh răng hoặc không dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ các mẫu thức ăn bám trên răng và nướu.
    Để xác định nguồn gốc bệnh hôi miệng, có thể yêu cầu người bệnh bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi hôi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi người bệnh bịt mồm, thổi ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân lại là ngoài miệng.
    Các nguyên nhân ngoài miệng: Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.
    Nhà thuốc chúng tôi xin giới thiệu quý khách hàng một loại thuốc gia truyền do gia đình nghiên cứu và bào chữa.Là loại thuốc rất độc đáo được nghiên cứu chọn lọc từ những vị thuốc quý có chất kháng sinh mạnh, thuốc có nguồn gốc thảo dược ĐẶC TRỊ HÔI MIỆNG, VIÊM CHÂN RĂNG, VIÊM LỢI, VIÊM HỌNG rất công hiệu, thuốc đã được sứ dụng và chứng minh với nhiều bệnh nhân đã qua sử dụng.
    Địa chỉ : Số 62 nguyễn chí thanh – Ba Đình – Hà Nội.
    Điện thoại: 0934584929 Mr. Trung

    Trả lờiXóa