1 thg 3, 2015

Thay răng sứ hay cắm Implant với răng cửa gãy?

Chào bác sĩ, Em bị tai nạn cách đây gần 2 tháng và bị gãy 4 cái răng cửa hàm trên. 2 cái răng cửa ở chính giữa thì bị gãy chân răng trong lợi nên đã phải nhổ, 2 cái răng ở 2 bên vẫn còn chân răng nhô ra nên bác sĩ đã cho điều trị tủy để giữ lại làm cầu răng.

Tuy nhiên em đang phân vẫn giữa 2 phương án làm răng:

Thứ nhất là làm cầu 4 răng cửa, 2 chân răng 2 bên sẽ làm trụ như cách bác sĩ đang hướng cho em, và phải đợi 3 tháng sau mới lắp được vì còn phải đợi lợi ổn định.

Hoặc phương án thứ 2 là cắm implant vào 2 răng cửa ở chính giữa, còn 2 răng ở 2 bên sẽ cắm chốt rồi úp răng giả lên, như vậy thì 4 răng sẽ độc lập với nhau.

Mong BS tư vấn giúp em phương pháp làm răng nào để đạt hiệu quả cao nhất cả về thẩm mỹ, độ bền và sự ăn nhai, cho cảm giác thoải mái nhất khi ăn. Em xin cám ơn!

(Đình Trung - trungrau..@gmail)
Bạn Trung thân mến, Giữa việc làm răng sứ và cắm implant, nếu có khả năng tài chính tôi vẫn khuyên bạn nên cắm implant. Ở đây không phải về vấn đề thẩm mỹ, mà còn về nhiều vấn đề khác liên quan.

Thứ nhất là về lâu dài, nếu bạn mất 2 răng, chỉ mài 2 răng cửa bên làm trụ thì 2 răng này sẽ phải chịu lực cho cả 4 răng, nghĩa là nó phải chịu lực gấp đôi so với bình thường. Do đó tôi sợ răng sẽ không chịu đựng lâu dài được. Chưa kể việc 2 răng này đã bị chấn thương, nghĩa là cũng không còn đủ khỏe. Để chắc ăn, thường tôi sẽ khuyên bệnh nhân làm luôn 6 răng, nghĩa là 4 răng chịu lực cho 6 răng, như vậy lực tác dụng trên mỗi răng sẽ nhỏ đi. Còn nếu cắm implant, implant nào chịu tác dụng cho răng đó, không ảnh hưởng răng bên cạnh.

Thứ hai là làm răng sứ bạn sẽ phải mài ít nhất 2 răng và tốt hơn là 4 răng. Đối với 2 răng cửa bên của bạn đằng nào cũng phải mài thì tôi không nói, nhưng bạn vẫn sẽ mài thêm 2 răng nanh nữa, trong khi răng này còn nguyên. Nếu bạn không đủ khả năng làm implant thì đành phải hy sinh để tăng tuổi thọ của cả cầu răng. Còn nếu có khả năng thì tại sao phải hy sinh 2 răng của mình bị mài nhỏ đi?

Thứ ba là nếu các răng dính liền, trong tương lai nếu 1 răng có vấn đề nhu chân răng bị gãy chẳng hạn, bạn sẽ phải bỏ nguyên cái cầu răng đó đi và làm lại. Còn nếu cắm implant, nếu implant có vấn đề thì lấy implant ra, đợi 1 thời gian lành thương vẫn có thể cắm implant khác vào. Các răng riêng rẽ nên răng nào bị thì xử lý răng đó. Còn về mặt thẩm mỹ, rất khó nói vì thẩm mỹ cao hay không tùy thuộc vô nhiều yếu tố khác nữa về xương, nướu... Điều này thì bạn hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị cho bạn sẽ tốt hơn.

Thân chào bạn! để biết thêm thông tin về các bệnh răng miệng như sau rang, ê răng, cách chữa răng ê buốt – nhạy cảm hiệu quả bạn có thể tham khảo thêm tại: psvietnam.com.vn

1 nhận xét:

  1. THUỐC TRỊ HÔI MIỆNG, VIÊM CHÂN RĂNG, VIÊM LỢI, VIÊM HỌNG
    Hiện nay bệnh hôi miệng khá phổ biến ở nhiều người, những người bị hôi miệng thường rất mất tự tin, ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp hàng ngày. Nhiều người chữa hôi miệng bằng cách nhai kẹo cao su, nước súc miệng, thuốc xịt, và bạc hà nhưng đó chỉ khắc phục tạm thời, để chữa hôi miệng chúng ta cần phải xác định những nguyên nhân chính gây hôi miệng để điều trị thành công. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng,
    Nguyên nhân hôi miệng
    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng… và các yếu tố khác
    Hôi miệng sinh ra khi vi khuẩn kỵ khí phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng), tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.
    Các yếu tố tạo điều kiện cho sự tồn tại của vi khuẩn kỵ khí bao gồm:
    Thức ăn thừa không được làm sạch.
    Tình trạng giữ vệ sinh răng miệng kém, vụn thức ăn bám vào các khe kẽ bị phân hủy, các mảng bám cao răng lâu ngày không được nha sĩ lấy bỏ là thủ phạm tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn tạo mùi hôi. Không đánh răng hoặc không dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ các mẫu thức ăn bám trên răng và nướu.
    Để xác định nguồn gốc bệnh hôi miệng, có thể yêu cầu người bệnh bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi hôi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi người bệnh bịt mồm, thổi ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân lại là ngoài miệng.
    Các nguyên nhân ngoài miệng: Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận.
    Nhà thuốc chúng tôi xin giới thiệu quý khách hàng một loại thuốc gia truyền do gia đình nghiên cứu và bào chữa.Là loại thuốc rất độc đáo được nghiên cứu chọn lọc từ những vị thuốc quý có chất kháng sinh mạnh, thuốc có nguồn gốc thảo dược ĐẶC TRỊ HÔI MIỆNG, VIÊM CHÂN RĂNG, VIÊM LỢI, VIÊM HỌNG rất công hiệu, thuốc đã được sứ dụng và chứng minh với nhiều bệnh nhân đã qua sử dụng.
    Địa chỉ : Số 62 nguyễn chí thanh – Ba Đình – Hà Nội.
    Điện thoại: 0934584929 Mr. Trung

    Trả lờiXóa